Các mốc ngôn ngữ là những thành công đánh dấu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau. Đánh giá bằng khả năng tiếp thu (nghe và hiểu) và biểu cảm (lời nói) của trẻ.
Mọi cha mẹ đều muốn nghe những âm thanh đầu tiên của con mình. Từ việc trẻ thủ thỉ và bập bẹ, đến việc tạo ra những âm thanh ngắn, và cuối cùng là nói từng từ và cụm từ, sau đó bé học cách giao tiếp với ngôn ngữ. Nụ cười đầu tiên của bé có thể khiến bạn hồi hộp, cũng như bước đi đầu tiên của bé. Nhưng lần đầu tiên khi ba mẹ nghe bé nói, bạn biết rằng bé đang phát triển một khả năng chỉ con người sở hữu. Em bé cuối cùng cũng sẽ sử dụng ngôn ngữ để cho bạn biết cảm giác của bé và những gì bé muốn.
Các cột mốc ngôn ngữ là những thành công đánh dấu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau. Bao gồm tiếp thu (nghe và hiểu) và biểu cảm (lời nói). Điều này có nghĩa là ngoài việc có thể tạo ra âm thanh và lời nói, bé cũng cần có khả năng nghe và hiểu.
Không phải mọi em bé đều có những cột mốc tương tự nhau. Có bé có khả năng sớm hơn so với lứa tuổi của bé và ngược lại.
Rất lâu trước khi bé bắt đầu biết nói, bé sẽ cố gắng cho ba mẹ biết cảm xúc của bé. Đầu tiên bé sẽ cười với ba mẹ ở thời điểm vào khoảng 2 tháng tuổi. Đến 4 tháng, chắc chắn là bé đã biết cười với người lớn. Đến sáu tháng tuổi, em bé sẽ có thể quay lại và nhìn bạn khi bạn đang nói chuyện với bé. Bé cũng có thể nhận ra khi được gọi tên, và có thể cảm nhận sự khác biệt giữa giọng nói vui vẻ và tức giận. Em bé cũng sẽ thể hiện niềm hạnh phúc bằng cách cười khúc khích hoặc thủ thỉ, và sự không vui bằng cách khóc, ngoài ra bé vẫn sẽ tiếp tục học hỏi.
Tất nhiên, trong thời gian này, rất nhiều năng lượng của bé sẽ được tập trung vào việc học cách di chuyển. Ngồi lên, lăn qua, bò lại, tập đứng, thậm chí bước đi đầu tiên có thể xảy ra vào thời điểm 12 tháng.
Các cột mốc ngôn ngữ quan trọng
- Thủ thỉ – Đây là sản phẩm âm thanh đầu tiên của bé ngoài tiếng khóc, thường xảy ra bắt đầu trong khoảng từ sáu đến tám tuần tuổi.
- Cười – Thông thường vào khoảng 16 tuần, em bé sẽ cười để đáp lại thế giới xung quanh.
- Bập bẹ và biệt ngữ của trẻ em – Là việc lặp đi lặp lại nhiều lần những âm thanh như bababa, hoặc các âm khác nhưng không có ý nghĩa cụ thể. Điều này thường xảy ra trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi.
- Từ “không” – Từ 6 đến 11 tháng tuổi, bé sẽ học cách hiểu từ “không” khi người lớn nói và sẽ ngừng việc bé đang làm (mặc dù bé có thể lặp lại việc đó ngay lập tức).
- Từ đầu tiên – Khi bé được một tuổi, bé sẽ nói biết từ ngữ đầu tiên và có thể thêm một hoặc hai từ nữa. Thời điểm này của em bé thường trong khoảng từ 10 đến 15 tháng.
- Nói theo hướng dẫn – Vào thời điểm đứa con nhỏ của bạn được một tuổi, bé sẽ có thể nói theo hướng dẫn của bạn, nếu từ đó đơn giản và rõ ràng, các bé sẽ thích thú khi nói thử.
- Lời nói của bé sẽ chưa thể hoàn hảo. Các phụ âm được phát âm bằng môi, như là /m/ hay đá /b/ hay /p/ thì dễ hơn đối với bé. Em bé có thể gọi ma-ma, ba-ba.
Em bé có thể không hoàn toàn hiểu những gì chúng nói cho đến khi chúng thấy ba mẹ phản ứng như thế nào với từ đó. Nếu em bé của bạn nói rằng “ma ma ma ma” và mẹ chạy lại, bé sẽ hiểu “ma-ma” chính là gọi mẹ.
Cách đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của bé
- Âm thanh lớn – Đến 5 tháng tuổi, cha mẹ nên quan tâm nếu bé không có phản ứng với âm thanh lớn. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về việc này, bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa.
- Biểu đạt bằng âm thanh – Đến 5 tháng tuổi, bé có thể cười khi vui hoặc khóc khi không vui.
- Tìm nguồn âm thanh – Đến 6 tháng, em bé của bạn nên biết quay đầu hoặc hướng mắt về nguồn có âm thanh.
- Giao tiếp – Từ 6 đến 11 tháng tuổi, bé nên bắt chước âm thanh, bập bẹ và bắt chước cử chỉ của ba mẹ, người tiếp xúc bé thường xuyên.
- Nhận ra tên mình – Đến 10 tháng tuổi, em bé sẽ phản ứng theo cách nào đó khi nghe thấy người khác gọi tên của mình.
Bác sĩ nhi khoa sẽ đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của bé. Mỗi lần kiểm tra với bác sĩ, ba mẹ nếu không chắc chắn thì hãy hỏi bác sĩ vấn đề bạn đang lo ngại về sự phát triển ngôn ngữ của bé. Miễn là em bé của bạn vẫn đang học hỏi và phát triển các kỹ năng thì bé sẽ sớm nói từ đầu tiên thôi. Đối với trẻ, tập nói là một hành trình.