Cách khắc phục táo bón khi mang thai
Cách khắc phục táo bón khi mang thai

Khi mang thai, rất nhiều thay đổi đến với cơ thể mẹ bầu, bạn bị ốm nghén, thay đổi tâm trạngthèm ăn. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp tình trạng táo bón. Khi việc đi tiêu trở nên khó khăn, điều đó có nghĩa là bạn bị táo bón khi mang thai. Cơ thể bạn có nhiều nhiều thay đổi, và táo bón khi mang thai là một trong những thay đổi đó. Nếu bạn đang mang thai và liên tục bị táo bón, hãy đọc để tìm hiểu làm thế nào bạn có thể chữa táo bón ngay tại nhà nhé.

Nguyên nhân nào gây táo bón khi mang thai?

Táo bón khi mang thai chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố. Mang thai thường đi kèm với sự gia tăng hormone progesterone gây ra sự thư giãn tất cả các cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ ruột. Cơ trơn ruột thư giãn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn, và có thể dẫn đến táo bón.

Thêm vào đó, áp lực lên tử cungthai nhi đang phát triển và chất sắt trong vitamin bổ sung trước khi sinh cũng là nguyên nhân làm táo bón khi mang thai. Các chất bổ sung sắt được cho là làm chậm quá trình tiêu hóa bằng cách bám vào các chất khó tiêu trong cơ thể, do đó gây ra táo bón.

Thời điểm dễ mắc bị táo bón khi mang thai?

Táo bón ảnh hưởng đến phần lớn phụ nữ mang thai. Nó thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên, nhưng cũng có thể xuất hiện ngay khi thụ thai. Tuy nhiên, hormone kích hoạt táo bón tăng nồng độ trong tuần thứ 9 và 32 của thai kỳ. Và đây thường là giai đoạn táo bón có thể tác động mạnh đến mẹ bầu. Táo bón cũng có thể phát triển trong giai đoạn cuối thai kỳ, do tử cung lớn dần và gây áp lực lên ruột.

Tình trạng mệt mỏi này có khả năng gây ra tác dụng phụ đối với thai kỳ. Và do đó phải được điều trị ngay khi bạn nhận thấy dấu hiệu bị táo bón khi mang thai. Cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất để giảm táo bón khi mang thai.

Các cách điều trị táo bón khi mang thai tự nhiên

1. Ăn nhiều chất xơ

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bạn chống lại tình trạng táo bón. Chất xơ sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều nước hơn, hỗ trợ làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển của các chất thải này trong quá trình cơ thể.

Top những thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bà bầu

Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt, yến mạch nguyên cám, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây, rau xanh, bao gồm chanh, cam mận, kiwi, giấm táo, trà xanh. Bạn hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30 g chất xơ mỗi ngày. Tuy vậy, bạn không cần phải đong đếm chính xác từng li từng tí một. Bạn sẽ biết được mình đã nạp đủ lượng chất xơ và chất lỏng khi thấy phân thải ra lớn và mềm. 

2. Uống đủ nước

Bà bầu cần uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

Bà bầu cần uống bao nhiêu lít nước mỗi ngày
Good looking pregnant woman holding a glass of water while standing

Nước giúp các chất di chuyển dễ dàng hơn qua hệ thống tiêu hoá trong cơ thể. Vì vậy hãy uống thật nhiều nước với ít nhất 2-2,5 lít một ngày. Hãy luôn nhớ rằng việc tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ gia tăng nhu cầu về nước; nếu bạn không uống đủ nước để chất xơ tiêu hoá thì chính chất xơ sẽ biến thành nguyên nhân gây táo bón. Mẹ bầu nên mang theo bên mình một chai nước bất kể nơi nào bạn đi, như vậy bạn sẽ có thể uống nước cả ngày.

3. Ăn những sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa

Lợi khuẩn cũng có thể là một thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua sẽ hỗ trợ bộ máy tiêu hoá trong nỗ lực duy trì tiến trình hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, kích thích các vi khuẩn trong đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn.

4. Chú ý khi bổ sung viên sắt

Nếu bạn đang dùng viên sắt để bổ sung chất dinh dưỡng, loại thuốc bổ này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ và xin chuyển sang dùng một loại thuốc khác. Nếu hành động trên vẫn không giải quyết được tình trạng táo bón của bạn, hãy ngừng uống viên sắt một thời gian ngắn. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn dùng một loại vitamin trước khi sinh với hàm lượng sắt ít hơn.

5. Hạn chế các thực phẩm dễ gây táo bón

Hạn chế ăn các thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón ở mẹ bầu, như chocolate đen, cacao, phomai, thịt đỏ và chuối xanh.

Những cách này chắc chắn sẽ giúp giảm táo bón. Nhưng nếu không có cách nào hữu hiệu, tốt nhất mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để khám lập tức để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Web Y Khoa không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Viết câu trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here