loạn năng thái dương hàm
Loạn năng thái dương hàm khiến răng đau nhức, khó hoạt động

Tham vấn y khoa: ThuyNguyenMD

Đau răng là một chứng đau khó chịu được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có những nguyên nhân là do một căn bệnh nào đó. Vậy nên để biết thêm về các nguyên nhân gây đau răng và cách chữa trị hiệu quả thì hãy cùng đọc bài viết này nhé!

Sâu răng thường là nguyên nhân gây đau răng

Nguyên nhân gây đau răng thường gặp nhất là sâu răng. Các vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường và tinh bột thành axit, axit này hòa tan men và ngà răng trong nước bọt, tạo thành lỗ sâu. Khi trên răng xuất hiện những lỗ sâu thì lỗ sâu nhỏ, có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý nhưng các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn.

Cách điều trị sâu răng

  • Nạo bỏ vùng bị sâu.
  • Trám răng.
  • Bọc răng sứ nếu cần.
  • Nhổ răng và trồng răng giả nếu sâu nặng.

Mọc răng khôn

Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt trong xương hàm cũng có thể là nguyên nhân tạo nên những cơ đau răng răng kéo dài. Phần lớn các răng khôn đều phải nhổ bỏ để loại trừ tình trạng ê nhức, sốt do mọc răng khôn. Không chỉ gây nên cảm giác đau nhức khó chịu mà còn là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác do tình trạng viêm nhiễm.

Tình trạng răng mọc sai vị trí có thể gây ra đau nhức răng hàm

Cách điều trị răng khôn mọc lệch

  • Rạch lợi trùm để răng phát triển bình thường (trong trường hợp răng mọc thẳng).
  • Đối với các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
  • Súc miệng bằng nước muối để sát trùng vùng nướu bị sưng.
  • Giữ gìn vệ sinh vùng mọc răng để tránh hình thành các mảng bám trên răng mới mọc.

Các bệnh về lợi

Bệnh về nướu thường hình thành sự kích ứng do độc tố tiết ra từ vi khuẩn có hại trú trong các mảng bám ở răng. Một số trường hợp khác, sự thay đổi hormon (thường ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai), tác dụng phụ của thuốc tây…cũng gây kích ứng nướu. Những mảng bám, vôi răng làm cho nướu bị tụt xuống, phá hủy xương nâng đỡ răng. Túi nha chu có thể được hình thành trong nướu xung quanh răng, làm cho vùng răng đó khó vệ sinh sạch sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm các tổ chức quanh răng.

Các bệnh về nướu gồm có: nhiễm trùng nướu, viêm nướu, viêm nha chu….

Hình ảnh nướu khoẻ mạnh (bên trái) và nướu bị viêm, sưng (bên phải)

Hình ảnh nướu khoẻ mạnh (bên trái) và nướu bị viêm, sưng (bên phải)

Cách điều trị các bệnh liên quan tới viêm lợi

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng để giảm sự phát triển của vi khuẩn.
  • Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, giảm sưng tấy.
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Làm sạch cao răng.
  • Trường hợp viêm nướu nặng chuyển biến thành viêm nha chu, xuất hiện
  • Các túi mủ thì cần phải nạo sạch mủ nha chu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Nếu ảnh hưởng quá nhiều đến răng và tuỷ răng, răng không còn khả năng bảo tồn thì buộc phải nhổ bỏ và trồng răng giả.

Xuất hiện ổ áp xe ở nướu răng

Ổ áp xe ở nướu răng do các mảnh vụn thức ăn bị kẹt tại nướu răng, theo thời gian gây ra viêm, đau tại nơi thức ăn và mảnh vụn bị phân hủy. Bạn sẽ nhận thấy biểu hiện của sự nhiễm trùng như sưng hay chảy mủ ở nơi xảy ra áp xe. Các ổ áp xe này cần được xử lý sớm để tránh tiến triển nặng gây hậu quả không mong muốn. Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách là cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý về răng này.

Cách điều trị áp xe ở nướu răng

Tuỳ vào vị trí áp-xe sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Chích rạch áp-xe.
  • Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng.
  • Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sỹ.
  • Điều trị tuỷ nếu cần để loại bỏ nguyên nhân gây áp-xe.
  • Lấy vôi răng, trám răng sâu.
  • Xử lý mảnh nứt, mẻ răng.
  • Trường hợp răng không thể bảo tồn sẽ tiến hành nhổ răng và trồng răng giả.

 Mòn cổ răng

Trường hợp đánh răng quá mạnh, không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải quá cứng gây ra hiện tượng mòn ở phần răng sát với nướu răng, trong chẩn đoán được gọi là mòn ngót cổ răng. Lớp men bị mòn làm bộc lộ lớp ngà, gây ra tình trạng ê buốt khi chải răng hoặc khi ăn uống.

Để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là trám các răng mòn. Nếu răng bị mòn quá sâu, gần đến tủy răng làm kích thích tủy, cần phải chữa tủy răng.

Loạn năng thái dương hàm

Khớp thái dương là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có chức năng hỗ trợ các hoạt động nhai, nói, nuốt… Khớp thái dương hàm bị đau khi:

  • Thói quen nhai một bên hàm lâu ngày gây ra hội chứng loạn năng khớp thái dương.
  • Thoái hoá sụn trên khớp thái dương.
  • Mòn đĩa đệm.
  • Chấn thương do tai nạn.
  • Co thắt cơ quanh khớp.

Loạn năng thái dương hàm khiến răng đau nhức, khó hoạt động

Loạn năng thái dương hàm khiến răng đau nhức, khó hoạt động

Điều trị loạn năng thái dương hàm

  • Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.
  • Vật lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng…
  • Gắn máng nhai hằng ngày để cân bằng lại hệ thống nhai.
  • Can thiệp vào bộ răng và hệ thống nhai khi bệnh nặng: ở giai đoạn này, sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp như mài, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật, nhổ răng…

Trên đây là một số chia sẻ hữu ích về nguyên nhân gây đau răng và cách chữa trị. Rất hy vọng, bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích.

Web Y Khoa không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Viết câu trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here