Răng sơ sinh khi em bé chào đời
Răng sơ sinh khi bé chào đời - Nguyên nhân và khi nào cần điều trị

Mọc răng là một phần bình thường trong sự phát triển của bé trong năm đầu đời. Hầu hết các bé đều mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Những chiếc răng đầu tiên chọc qua nướurăng cửa trung tâm, nằm ở mặt trước phía dưới. Trong khi hầu hết trẻ sơ sinh sau khi sinh một thời gian mới mọc răng, thì một số em bé ngay khi sinh ra đã có một hoặc vài răng. Chúng được gọi là răng sơ sinh (natal tooth). Răng sơ sinh tương đối hiếm, xảy ra ở khoảng 1 trên 2.000 trẻ mới sinh .

Điều này có thể khiến nhiều ba mẹ bất ngờ khi chứng kiến em bé sinh ra đã có sẵn răng. Nhưng bạn không cần phải lo lắng hay can thiệp gì cả. Trừ khi răng cản trở việc cho ăn, hoặc là một mối nguy hiểm gây nghẹt thở cho em bé. Bác sĩ nhi khoa sẽ giúp tư vấn cho bạn về những gì cần làm.

Nguyên nhân và sự phổ biến của răng sơ sinh

nguyên nhân của răng sơ sinh
Nguyên nhân của răng sơ sinh

Một số điều kiện có thể làm tăng khả năng em bé sinh ra với răng sơ sinh. Những răng này có thể được nhìn thấy ở trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch hoặc chẻ môi. Những đứa trẻ được sinh ra với sự bất thường trong ngà răng cũng có thể có răng sơ sinh.

Có những bệnh lý cũng có khả năng gây răng sơ sinh. Chúng bao gồm các hội chứng sau:

  • Sotos
  • Hallerman-Streiff
  • Pierre Robin
  • Ellis-van Creveld

Ngoài một số điều kiện y tế, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng của răng sơ sinh. Khoảng 15% trẻ có răng sơ sinh có anh chị em hoặc cha mẹ cũng có răng sơ sinh khi mới sinh. Ngoài ra, suy dinh dưỡng khi mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ khác.

Các loại răng sơ sinh

Có bốn loại răng sơ sinh. Bao gồm:

  • Nhú lên hoàn toàn: Răng này đã mọc ra khỏi nướu hoàn toàn và dễ dàng thấy được. Bạn không thể lấy răng ra vì đã được gắn chặt vào nướu
  • Lỏng lẻo và nhú hoàn toàn: Răng thấy được hoàn toàn nhưng gắn khá lỏng lẻo với nướu, răng này thiếu hay chỉ có một phần chân răng.
  • Nhú một phần: Bạn sẽ thấy một phần của đỉnh răng nhú lên khỏi nướu, phần còn lại của răng vẫn còn nằm trong nướu.
  • Chưa nhú nhưng thấy được: Răng hoàn toàn nằm trong nướu nhưng bạn vẫn thấy được vết trắng trên nướu.

Hầu hết các trường hợp răng sơ sinh chỉ có một răng. Rất hiếm khi thấy nhiều răng. Răng cửa hàm dưới là phổ biến nhất, tiếp theo là răng cửa hàm trên. Tỷ lệ bắt gặp răng hàm sơ sinh là 1%.

Khi nào cần điều trị răng sơ sinh

Khi nào cần điều trị răng sơ sinh
Khi nào cần điều trị răng sơ sinh

Răng sơ sinh nếu không lỏng lẻo thường không cần điều trị hay can thiệp. Nhưng nếu em bé của bạn được sinh ra với hàm răng lỏng lẻo, thiếu chân răng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ. Những loại răng sơ sinh có thể khiến bé có nguy cơ:

  • Nghẹn vì nuốt phải chiếc răng lỏng lẻo
  • Gặp vấn đề cho bú mẹ
  • Dễ tổn thương lưỡi
  • Thương tích cho người mẹ khi cho con bú

Bác sĩ có thể đề nghị chụp Xquang để xác định xem còn cấu trúc chân răng dưới nướu hay không. Nếu không có cấu trúc chân răng tồn tại, loại bỏ răng lung lay là cần thiết.

Viết câu trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here