Triệu chứng và điều trị thai ngoài tử cung
Triệu chứng và điều trị thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như vỡ vòi trứng gây mất máu nhiều, thậm chí đe dọa tính mạng. Ở giai đoạn sớm, thai ngoài tử cung đôi khi có triệu chứng như một thai kỳ bình thường và rất khó để nhận biết. 

Thai ngoài tử cung là gì?

Mỗi chu kỳ, buồng trứng sẽ giải phóng một trứng và được loa vòi “bắt giữ” đưa đến vòi trứng (hay ống dẫn trứng). Thai kì bắt đầu khi trứng gặp tinh trùng và được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh, tạo thành phôi trong những ngày đầu sẽ di chuyển đến tử cung và vùi bào lớp nội mạc tử cung để làm tổ. Phôi thai sẽ tiếp tục phát triển trong lòng tử cung cho đến khi em bé được sinh ra .Hiện tượng thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng đã thụ tinh lại làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung có vị trí làm tổ là ở vòi trứng. Ngoài ra, thai ngoài tử cung còn có thể làm tổ ở những vị trí khác của cơ thể, như buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng treo tử cung, trong ổ bụng và cả ở sẹo mổ cũ (có thể là sẹo mổ lấy thai cũ, sẹo phẫu thuật khác trên thân tử cung,…)

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung

Đầu tiên, các triệu chứng của thai ngoài tử cung có thể giống như những thai kỳ bình thường khác như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn. Những triệu chứng khác bao gồm: 

  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Đau vùng bụng dưới và đau lưng
  • Căng tức vùng bụng một bên

Ở giai đoạn này, có thể khó để biết những cảm giác của bạn là do thai ngoài tử cung hay là một thai kỳ bình thường. Nếu bạn trễ kinh, có chảy máu âm đạo bất thường và đau vùng bụng dưới hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Khi một khối thai ngoài tử cung phát triển to ra, triệu chứng sẽ trầm trọng hơn, đặc biệt là khi khối thai vỡ làm vòi trứng vỡ theo. Các triệu chứng đó là: 

Một thai ngoài tử cung vỡ có thể đe dọa tính mạng do mất nhiều máu. Nếu bạn đột ngột có những triệu chứng trên, hãy đến phòng cấp cứu. 

Thai ngoài tử cung được điều trị như thế nào
Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào

Thai ngoài tử cung được điều trị như thế nào?

Tùy diễn tiến của thai ngoài tử cung, thường có ba cách điều trị thai ngoài tử cung: 

  • Điều trị bằng thuốc;
  • Phẫu thuật
  • Theo dõi diễn tiến. 

Nếu khối thai ngoài tử cung đã vỡ và/hoặc gây các biến chứng như chảy máu trong ổ bụng thì phẫu thuật cấp cứu là bắt buộc để cứu tính mạng của người mẹ.

Nếu khối thai ngoài tử cung chưa vỡ, có các trường hợp sau (chỉ mang tính tham khảo):

  • Thai to, có nguy cơ vỡ: ưu tiên lựa chọn phương pháp phẫu thuật. 
  • Khối thai nhỏ, chưa vỡ nhưng không tự thoái triển: có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
  • Khối thai tự thoái triển: có thể theo dõi đến khi khối thai tự thoái triển hoàn toàn. 

Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không?

Việc mang thai ngoài tử cung cũng tương tự các triệu chứng như khi mang thai bình thường. Bạn cũng sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết sớm. Khi bạn dùng que thử thai cho trường hợp nào cũng đều hiện lên kết quả như nhau. Chính vì vậy, trong trường hợp que thử không bị hỏng, khi bị thai ngoài tử cung dùng que thử, nó cũng sẽ hiện lên 2 vạch và báo cho bạn biết bạn đã có thai.

14 Dấu hiệu có thai sớm thường gặp nhất
14 Dấu hiệu có thai sớm thường gặp nhất

Xem thêm: 14 Dấu hiệu có thai sớm thường gặp nhất

Cũng vì sự giống nhau này, bạn có thể sẽ chủ quan không đi khám. Chỉ tới khi bạn đi siêu âm nhưng lại không thấy được túi thai trong buồng tử cung hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như máu chảy ra không phải là máu báo thai bình thường, lượng chảy ra ít và loãng hơn, kèm theo đó là cơn đau thắt ở vùng bụng dưới, bạn mới lo lắng và đi khám. Chỉ có bác sĩ mới biết được thai của bạn có nằm đúng vị trí hay không mà thôi.

Để biết tình hình thai nhi một cách chắc chắn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi và điều trị chính xác. Có như vậy, bạn và em bé mới được khỏe mạnh và ra đời an toàn.

Web Y Khoa không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Viết câu trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here